Messi và những “ông vua không ngai” trong lịch sử bóng đá

(Dân trí) - Lionel Messi bước đi thơ thẩn như một kẻ vô hồn trên thánh địa Maracana. Chẳng điều gì có thể an ủi được nỗi đau thất bại trong trận chung kết đối với Messi, kể cả danh hiệu Quả bóng vàng World Cup...

Siêu sao người Argentina gần như đã để lỡ chuyến tàu duy nhất có thể đưa anh đến ngai vàng trong thế giới bóng đá, sánh ngang vị thế của những Maradona hay Pele. Giờ đây, hình ảnh Messi gợi nhớ đến những huyền thoại vĩ đại như Di Stéfano, Cruyff, Eusebio, hay Puskas, những “ông vua không ngai” của bóng đá thế giới.
1. Ferenc Puskas:
World Cup 1954 tại Thụy Sĩ, cả thế giới dường như nằm dưới chân Puskas và các đồng đội. Đội tuyển Hungary lập kỷ lục với 32 trận bất bại bắt đầu từ năm 1952. Chiến tích vĩ đại ấy được tô điểm bằng những chiến thắng hủy diệt trước đội tuyển Anh (3-6 và 7-1).
Hơn nữa, những người Hungary ma thuật còn đè bẹp Tây Đức, đối thủ của họ trong trận chung kết, với tỉ số 8-3 ở giai đoạn vòng bảng World Cup 1954. Dường như không ai có thể chặn đứng bước đi của những người Hungary.
Messi và những “ông vua không ngai” trong lịch sử bóng đá
Những người Hungary ma thuật từng che phủ bóng đá thế giới cái bóng vĩ đại ...cho đến trận chung kết
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy đến trong trận chung kết khi Puskas và các đồng đội bất ngờ thất bại trong trận chung kết. Màn lội ngược dòng (3-2) của Tây Đức đi vào lịch sử như một trong những câu chuyện khó tin nhất trong lịch sử bóng đá.
4 năm sau, tại giải vô địch thế giới diễn ra ở Chile, Puskas thời điểm bấy giờ khoác áo đội tuyển Tây Ban Nha nhưng thi đấu khá thất vọng và La Roja bị loại ngay từ vòng bảng.
2. Alfredo Di Stefano:
“Mũi tên bạc” bắt đầu sự nghiệp quốc tế trong màu áo đội tuyển Argentina, quốc gia đã từ chối tham dự World Cup 1950. Vì việc này FIFA đã cấmAlcebileste tham dự World Cup 1954 tại Thụy Sĩ. Di Stéfano nhập quốc tịch Tây Ban Nha tuy nhiên đội tuyển quốc gia nước này lại không thể vượt qua vòng loại World Cup 1958 tại Thụy Điển.
Kỳ World Cup 1962 tại Chile được xem như cơ hội lý tưởng để Stefano chinh phục cúp vàng thế giới. Đáng tiếc, siêu sao số một của Real Madrid thời điểm bấy giờ lại dính chấn thương dẫu cho vẫn được HLV Helenio Herrera triệu tập. Kết quả là Di Stéfano không ra sân một trận nào tại World Cup 1962 nói riêng và các kỳ World Cup nói chung.
3. Lev Yashin
Từng tham dự tới 4 kỳ World Cup song ký ức về ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đối với Lev Yashin không thực sự ngọt ngào. Lev Yashin bắt chính tại 3 kỳ World Cup (1958, 1962 và 1966) và đạt thành tích tốt nhất tại World Cup 1966 khi Liên Xô xếp hạng tư. Ông biết đến với biệt danh “nhện đen” do luôn ra sân với trang phục màu đen và những pha bắt bóng không tưởng trong khung gỗ. Đến nay, Lev Yashin là thủ môn duy nhất trong lịch sử từng đoạt QBV.
4. Eusebio
Từ năm 1930 đến 1986, Bồ Đào Nha chỉ một lần duy nhất tham dự giải vô địch thế giới, kỳ World Cup 1966 tại Anh với màn trình diễn chói sáng của Eusebio. “Báo đen” khiến tất cả phải thán phục khi kết thúc giải đấu với 9 bàn thắng, dẫn dắt Bồ Đào Nha đến vị trí thứ ba đồng thời đoạt luôn danh hiệu vua phá lưới.
Eusebio luôn là nhân vật chính trong những trận đấu kinh điển nhất của Bồ Đào Nha tại kỳ World Cup này. Điển hình như cú đúp đem về chiến thắng 3-1 trước Brazil của Pele hay cú poker tạo ra cú lội ngược dòng không tưởng trước Triều Tiên (5-3 trong thế bị dẫn 3-0). Tuy nhiên, Bobby Charlton và các đồng đội đã kết liễu giấc mơ vô địch của Bồ Đào Nha ở bán kết (2-1).
Johan
Cruyff thất bại cay đắng trước Beckenbauer
Johan Cruyff thất bại cay đắng trước Beckenbauer
5. Luis Suarez
Đây chỉ là sự trùng hợp, cái tên được nhắc đến là huyền thoại của “xứ sở bò tót” với 32 lần khoác áo đội tuyển quốc gia. Hơn nữa, chính ông đã đưa La Roja đến chức vô địch châu Âu năm 1964. Tuy nhiên, số phận lại không mỉm cười với Luis Suarez tại đấu trường World Cup. Trong hai lần tham dự giải vô địch thế giới (Chile 1962 và Anh 1966), quả bóng vàng 1960 không có nổi một pha lập công và chỉ duy nhất một lần chiến thắng (2-1 trước Thụy Sĩ).
6. Johan Cruyff
Biệt danh “cơn lốc màu da cam” được sinh ra vào World Cup 1974, lấy cảm hứng từ Johan Cruyff, Rinus Michels và bóng đá tổng lực. Hà Lan không tham gia một giải vô địch thế giới nào từ năm 1938 nhưng lại giành ngôi á quân World Cup 1974 trong sự nuối tiếc.
Hà Lan đánh bại Argentina (4-0) và Brazil (2-0) trước khi thất bại cay đắng trong trận chung kết trước Tây Đức của Beckenbau với tỉ số 2-1. Johan Cruyff, linh hồn của đội tuyển Hà Lan giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất tại kỳ World Cup duy nhất mà ông tham dự. Sau Hungary năm 1954 với thế hệ Puskas, thế hệ Cruyff đem đến nhiều luyến tiếc nhất cho người hâm mộ vì không thể bước lên đỉnh thế giới.
7. Michel Platini
Danh hiệu đầu tiên của bóng đá Pháp tại Euro 1984 in đậm dấu ấn Michel Platini. Số phận của Platini tại các kỳ World Cup thì có phần long đong lận đận hơn. Les Bleus bị loại ngay từ đầu tiên tại Argentina năm 1978, thời điểm Platini mới chỉ là một tài năng trẻ sáng giá.
Huyền thoại từng 3 lần đoạt danh hiệu QBV bắt đầu thể hiện giá trị tại Tây Ban Nha năm 1982. Pháp với Platini bất bại trong cả giải đấu nhưng dừng chân ở bán kết sau loạt đá luân lưu đầy may rủi với người Đức. Kết quả tương tự lặp lại ở Mexico 86 khi Pháp một lần nữa thất bại trước người Đức tại bán kết (0-2).
8. Zico
“Pele trắng” không có được vinh quang như tiền bối. World Cup 1978 tại Argentina, Brazil bị loại một cách tức tưởi bởi chính đội chủ nhà. Ở lượt trận vòng bảng thứ hai, Albiceleste cần một chiến thắng với cách biệt từ 4 bàn trở lên để giành vé vào chung kết trên tay người Brazil. Kết quả thì Kempes và đồng đội đánh bại Peru với tỉ số 6-0, tạo nên một trong những nghi án lớn nhất trong lịch sử World Cup.
Cú hattrick thần thánh của Paolo Rossi tiếp tục kết liễu giấc mơ vô địch thế giới của Zico tại Tây Ban Nha năm 1982. Đến Mexico năm 86, Brazil lại bị loại một cách đau đớn ở vòng tứ kết bởi đội tuyển Pháp sau loạt đá luân lưu may rủi. Tuy vậy, cho đến nay, thế hệ Zico vẫn được đánh giá như một trong những tập thể xuất sắc nhất mà bóng đá Brazil từng sản sinh.
Tham dự 4 kỳ
World Cup, Paolo Maldini và Italia luôn bị loại một cách tức tưởi
Tham dự 4 kỳ World Cup, Paolo Maldini và Italia luôn bị loại một cách tức tưởi
9. Marco van Basten
Đội tuyển Bỉ tước cơ hội tham dự World Cup 1986 của Marco van Basten. 2 năm sau, chân sút huyền thoại AC Milan đưa bóng đá Hà Lan đến chức vô địch châu Âu sau chiến thắng 2-0 trước Liên Xô ở trận chung kết. Hà Lan bước vào World Cup 1990 với vị thế một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Tuy nhiên, sức hủy diệt của “cơn lốc màu da cam” tại kỳ World Cup này không bằng...một cơn gió.
Hà Lan “lết” qua vòng bảng với ba trận hòa trước Ai Cập (1-1), Anh (0-0) và Ireland (1-1). Tuy nhiên, chuyến phiêu lưu của những người Hà Lan bay nhanh chóng kết thúc tại đấu loại trực tiếp đầu tiên với thất bại 1-2 trước người Đức. Đỉnh điểm cho sự kém duyên của Marco van Basten với đấu trường World Cup đến vào năm 1994 khi AC Milan cấm tiền đạo huyền thoại này cùng các đồng đội đến Mỹ vì mới bình phục chấn thương mắt cá chân.
10. Paolo Maldini
Số 3 huyền thoại của AC Milan rất kém duyên với cúp vàng thế giới. Những loạt đá luân lưu may rủi đã 3 lần tước cơ hội trở thành nhà vô địch thế giới. Ý thất bại trong trận bán kết với Argentina vào năm 1990, chung kết với Brazil vào năm 1994 và tứ kết với Pháp vào năm 1998. World Cup 2002, giải đấu cuối cùng Maldini khoác áo Azzurri cũng kết thúc trong cay đắng.
Italia bị loại ngay từ vòng 1/8 bởi Hàn Quốc song chiến thắng này đáng được tính cho trọng tài người Ecuador Byron Moreno. Bằng chứng là ông vua áo đen này đã từ chối bàn thắng hợp lệ của Tomassi, vẽ ra chiếc thẻ đỏ cho Totti. Italia chinh phục cúp vàng tại World Cup 2006 song thời điểm này Maldini đã chia tay đội tuyển.
Duy Khánh (dantri)
tag: game nhiệt huyết bang chủ , game phá đảo , game tam quốc VTC
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments